Viết chữ nóc nhà là nét đẹp truyền thống khi làm nhà gỗ cổ truyền và thể hiện ý nghĩa mà gia chủ mong muốn. Vậy ý nghĩa khi viết chữ nóc nhà và cách viết chữ trên nóc nhà cổ truyền như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau.
Video nhà gỗ 5 gian truyền thống sân vườn
Ý nghĩa khi viết chữ nóc nhà gỗ
Viết chữ nóc nhà gỗ cổ truyền mang những ý nghĩa sâu sắc như:
- Thể hiện ước muốn của gia chủ về những điều tốt đẹp và tránh xa những điều gian tà.
- Tục viết chữ trên nóc nhà gỗ thể hiện được thông tin về ngày, giờ, tháng và năm phạt mộc hay khánh thành. Điều đó sẽ giúp cho con cháu đời sau biết được niên đại của nhà gỗ cổ truyền.
- Chữ viết trên nóc nhà gỗ còn thể hiện những điều quy phạm có liên quan tới tiền tài, sức khoẻ và danh vọng của cả gia đình.
Viết chữ nóc nhà mang ý nghĩa quan trọng và với từng chữ sẽ phù hợp với từng gia đình. Vì vậy gia chủ nên tìm hiểu và lựa chọn các nhà am hiểu ngữ nghĩa về chữ Hán Nôm để viết chữ theo yêu cầu.
Xem thêm: Khám phá nét độc đáo trong kiến trúc nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
Các mẫu chữ khi viết trên nóc nhà gỗ cổ truyền
Viết chữ nóc nhà gỗ gia chủ có thể lựa chọn nhiều mẫu câu khác nhau. Xin mời quý vị cùng tham khảo những mẫu chữ được ưa chuộng để viết ở nhà gỗ Bắc Bộ dưới đây:
- “Tử Vi tinh chính chiếu
- Phú quý thọ khang ninh”
Trong chiêm tinh học sao Tử Vi mang tới những điều may mắn và tốt lành đến với gia chủ. Khi sao Tử Vi chiếu tới đâu gia chủ sẽ có cuộc sống hạnh phúc và gặp nhiều may mắn, thuận lợi. Câu đối này có ý nghĩa gia đình có cuộc sống yên ấm, phú quý và an khang, trường thọ.
- “Khương thái công tại thử
- Càn nguyên hanh lợi trinh”
Viết chữ nóc nhà với câu đối này có ý nghĩa cầu mong cho gia đình gặp được nhiều điều tốt đẹp và xua đuổi những ám khí, tà ma mang tới may mắn, yên bình cho khu đất.
- “Tuế thứ canh Tý niên sơ bát Nguyệt thập lục nhật hoàng đạo thụ trụ thượng lương đại cát vượng”
Mẫu câu đối này được viết trên nóc nhà gỗ cổ truyền thể hiện ý nghĩa về ngày và giờ cất nóc được suôn sẻ và gặp nhiều điều tốt lành.
Cách viết chữ trên nóc nhà kẻ truyền
Để viết chữ nóc nhà gỗ cổ truyền đẹp và thể hiện được đúng ý nghĩa muốn hướng tới, quý vị cũng nên tham khảo vị trí và cách viết dưới đây:
Vị trí viết chữ nóc nhà
Vị trí viết chữ trên nóc nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ thường trên thượng lương hay còn gọi là thanh nóc. Đây là thanh xà ở trên đỉnh nóc và được đặt theo chiều dọc của ngôi nhà. Bên dưới thượng lương là đấu và guộc có công dụng nâng đỡ thượng lương được chắc chắn hơn.
Trên thượng lương được đục chạm hoa văn mềm mại và lắp viền ở xung quanh. Viết chữ nóc nhà thường là chữ Hán hoặc chữ Hán Nôm viết dọc theo chiều dài của thượng lương. Các chữ được tô mực tàu hoặc dát vàng để làm nổi bật cũng như giúp cho thượng lương được sang trọng hơn. Vàng được sử dụng để dát trên mặt chữ là loại vàng lá và thực hiện dát thật nhẹ nhàng, tỉ mỉ. Sau khi dát vàng sẽ quây thêm nilon ở xung quanh để tránh tác động của gió cũng như bụi bẩn.
Số chữ trên thanh nóc
Viết chữ nóc nhà gỗ gia chủ cũng nên chú ý tới số chữ trên thanh nóc. Cụ thể chữ nóc phải viết sao cho chữ cuối cùng đừng vào chữ sinh để thể hiện được ước mong của gia chủ cũng như cả dòng họ luôn sinh sôi phồn thịnh. Chữ sinh được đếm theo vòng đời tự nhiên gồm 4 giai đoạn như: sinh – lão – bệnh – tử và quay lại vòng mới được bắt đầu từ chữ sinh.
Cần lưu ý nội dung của chữ được viết trên nóc nhà cần thể hiện được ý nghĩa tốt đẹp và cho đời sau biết để an tâm sinh sống cũng như thờ cúng gia tiên. Số chữ có chữ cuối đứng vào chữ sinh gồm các số: 5, 9, 13, 17, 21, 25… Dựa vào chữ trên nóc nhà gia chủ có thể nắm được thông tin về giờ, ngày, tháng và năm cất nóc.
Tại một số địa phương có quan niệm dựa vào câu “Gia sinh đình lão”, nên đối với viết chữ trên nóc đình chùa sẽ không rơi vào chữ sinh. Điều này hiện chưa được giải nghĩa và trong dân gian cũng chưa có ý kiến thống nhất về cách hiểu của câu này. Có ý kiến cho rằng trong gia đình và dòng họ sẽ trọng nhau theo hàng và đình làng trọng theo tuổi.
Đối với câu đầu cụ thể là câu đối cần tuân thủ theo cách viết của câu đối, có thể là đối song quan, câu đối thơ cổ hay đối gối hạc… Vì câu đầu thường ngắn nên người xưa hay chọn đối thơ và được chia thành đối năm chữ hoặc bảy chữ. Nội dung của câu thơ đầu tiên thể hiện được hưởng lợi từ linh khí của đất trời và trừ ma quỷ.
Với những chia sẻ ở trên sẽ giúp quý vị nắm rõ được ý nghĩa và cách viết chữ nóc nhà gỗ cổ truyền theo kiến trúc truyền thống. Quý gia chủ có nhu cầu làm nhà gỗ kẻ truyền, vui lòng liên hệ Nhà Gỗ Phúc Lộc qua hotline 0973 812 666 để được đội ngũ kiến trúc sư có kinh nghiệm lâu năm tư vấn cụ thể.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
>Tham khảo những dự án nhà gỗ cổ truyền đẹp