Tiểu cảnh nhà cổ là một trong những phần không kém quan trọng trong không gian nhà truyền thống. Tiểu cảnh không chỉ giúp không gian trở nên giàu giá trị thẩm mỹ hơn, mà nó còn mở ra nhiều khu vực giải trí ngoài trời độc đáo. Vậy đâu là những phần tiểu cảnh nhà cổ không thể thiếu, chúng ta cùng đến với bài viết ngày hôm nay.
Chòi lục giác – Phần tiểu cảnh nhà cổ độc đáo
Đã từ lâu chòi lục giác được biết đến là tiểu cảnh quen thuộc trong khu vườn của vua chúa, quan lại ngày xưa. Theo sự biến đổi của thời gian, nhiều gia chủ yêu thích và không muốn làm mai một công trình cổ xưa này nên đưa vào trong nếp nhà tư gia. Từ đó trở đi căn nhà chòi lục giác đã trở thành một tiểu cảnh nhà cổ đặc biệt và không thể thiếu.
Căn chòi được biết đến vẻ độc đáo bao gồm 6 cây cột và 6 vì kèo tạo với nhau thành hình lục giác. Hiện nay trên có 2 kiểu nhà chòi chính đó là nhà chòi với 1 mái và 2 mái chồng diêm.
Ao nước – Tiểu cảnh nhà cổ không chỉ đẹp mà còn hợp phong thủy
Nhiều gia đình rất thích xây hồ nước trước nhà. Hồ nước là tiểu cảnh có tác dụng giảm nhiệt trong khối công trình vào những ngày nắng nóng. Và có thể thiết kế thành nơi thư giãn, vui đùa như: thả cá cảnh, bơi lội, trồng các loại cây thủy sinh,…
Không chỉ đơn thuần là nơi chứa nước, ao nước còn mang ý nghĩa phong thủy và thường được nhiều gia chủ thiết kế vì lý do này. Ao nước đặt trước nhà có ý nghĩa tụ tài, tụ lộc cho gia trạch. Chính vì vậy, các công trình ngày này thường đào ao nước, hồ cá, hồ bơi,… trước căn nhà chính của mình.
>Xem thêm: Các mẫu nhà thờ họ 3 gian, 5 gian miền Bắc theo phong cách cổ truyền
Hòn non bộ – Tiểu cảnh nhà cổ mang đến sự đa dạng cho công trình
Đi kèm với ao nước thường có sự xuất hiện của hòn non bộ. Đây là một tiểu cảnh tạo nên sự đa dạng cho khối công trình. Hòn non bộ thường đặt ngay cạnh hồ nước. Nhiều gia chủ sáng tạo còn lắp đặt hẳn một hệ thống mạch nước ngầm vào trong hòn để phác họa lại hình ảnh thác nước chảy ngoài tự nhiên.
Bên cạnh hòn lục giác còn có đặt những tượng nhỏ như hình ông lão, con trâu, chum nước, tượng 3 ông Phúc – Lộc – Thọ,… với đa dạng màu sắc, kích thước khác nhau. Hòn non bộ đem lại cho không gian một cảm giác gần gũi với thiên nhiên và tạo một điểm nhấn đặc sắc cho cảnh quan sân vườn.
Cuốn thư – Tiểu cảnh nhà cổ với ý nghĩa cản trở khí xấu
Trong không gian của những căn nhà cổ, đâu đó ta vẫn thấy sự xuất hiện của cuốn thư. Đây là tiểu cảnh nhà cổ có ý nghĩa chắn lấy khí xấu tính xâm nhập vào gia trạch. Giữ cho không gian luôn trong sạch và yên bình.
Cuốn thư được đặt đối diện với gian chính giữa của căn nhà gỗ cổ truyền. Hình ảnh cuốn thư rất đẹp với một bên là thanh kiếm, một bên là bút lông. Với hình tượng này, cuốn thư không chỉ có ý nghĩa an lành mà nó còn thể hiện mong ước của ông bà với con cháu giỏi giang, thành đạt.
Cây cối – Phần tiểu cảnh không thể thiếu
Cây cối chính là một phần linh hồn tạo nên những tiểu cảnh nhà cổ đẹp mắt. Các loại cây dùng trong những ngôi nhà gỗ kẻ truyền đều mang hơi hướng dân tộc. Đây đều là những loại cây dân giã và xuất hiện nhiều trong khu vườn người Việt như: ổi, khế, cau, trầu, gấc, hoa giấy, dẻ quạt, mộc hương, trúc quân tử,….
Hiện nay với thú chơi cây cảnh đang nở rộ, nhiều gia đình còn lồng ghép những chậu cây cảnh cắt tỉ, tạo thế gọn gàng, đẹp mắt đặt trong khuôn viên sân vườn nhà mình.
Trên đây là những tiểu cảnh nhà cổ rất thú vị và không thể thiếu trong không gian những ngôi nhà gỗ kẻ truyền. Một điều lưu ý đến với gia chủ là nên sắp xếp và lựa chọn các tiểu cảnh với kích thước hợp lý để tạo nên một chỉnh thể hài hòa. Tốt nhất gia chủ nên thuê những đơn vị thiết kế chuyên về làm sân vườn nhà cổ để được hỗ trợ tốt nhất.
Chiêm ngưỡng công trình nhà cổ từ bên trong ra bên ngoài
>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền
>Tham khảo những công trình đã thi công nhà gỗ