Hoa văn nhà gỗ cổ là một phần quan trọng mang đến sự độc đáo và tạo nên giá trị thẩm mỹ cao cho ngôi nhà. Những mẫu hoa văn thường được chạm trổ trên kẻ hiên, cửa bức bàn và nhiều vị trí khác trong căn nhà. Đối với những người yêu thích và mong muốn sở hữu ngôi nhà gỗ cổ, việc tìm hiểu về mẫu hoa văn và ý nghĩa của chúng là điều hết sức thú vị. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số mẫu hoa văn phổ biến ngay sau đây.
Xem thêm nhà gỗ lim 3 gian kết hợp nhà ngang
Tầm quan trọng của hoa văn nhà gỗ cổ
Hoa văn nhà gỗ cổ đóng vai trò quan trọng trong trang trí và tạo nên sự độc đáo của ngôi nhà. Dưới đây là một số tầm quan trọng của hoa văn:
- Tăng thêm giá trị thẩm mỹ: Hoa văn được chạm trổ tinh xảo và tỉ mỉ trên các bức màn, cửa chính, cột, tường và các vị trí khác trong ngôi nhà gỗ cổ, tạo ra một không gian trang nhã và đẹp mắt. Chúng làm tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà và tạo ra một không gian sống độc đáo.
- Thể hiện mong ước của gia chủ: Những mẫu hoa văn ngoài tăng vẻ đẹp cho căn nhà, mỗi hoa văn đều có những ý nghĩa riêng thể hiện mong ước của gia chủ về sự bình an, cầu tài lộc, cầu sức khỏe,… Đây là mong ước của gia đình cũng là mong ước của các nghệ nhân làm nhà gỗ cổ.
- Giữ gìn nghệ thuật đục chạm hoa văn: Nghệ thuật đục chạm hoa văn nhà gỗ cổ thực sự là một di sản văn hóa quý giá được truyền từ đời này sang đời khác. Điều này bắt nguồn từ tình yêu và ý thức của những người yêu mến nghệ thuật đục chạm và cống hiến để bảo tồn và phát triển nó. Qua những hoa văn trong nhà gỗ cổ, con cháu có thể thấy được tài năng và khéo léo của ông cha mình, từ đó học hỏi và truyền lại cho các thế hệ tiếp theo.
Những mẫu hoa văn nhà gỗ cổ được sử dụng phổ biến
Có nhiều mẫu hoa văn trong nhà gỗ cổ được sử dụng, dưới đây là một vài mẫu được sử dụng phổ biến hiện nay.
Hoa văn nhà gỗ họa tiết hoa sen
Hoa sen là biểu tượng quốc hoa của Việt Nam và là một loài hoa đẹp và tinh khiết. Với vẻ đẹp thanh cao và hương thơm dịu nhẹ, sen không chỉ trở thành nguồn cảm hứng sáng tác trong thơ ca, mà còn được các nghệ nhân đưa vào mẫu đục chạm hoa văn trong nhà gỗ cổ.
Hoa văn nhà gỗ cổ đục họa tiết bông sen thường được chạm trên bẩy cò nhà gỗ, cửa bức bàn, khung song ô thoáng, … Hoa sen biểu hiện sự trong sáng, tinh khiết và mạnh mẽ, đồng thời cũng tượng trưng cho sự tăng trưởng và khả năng vươn lên từ đất lầy.
Hoa văn ngũ phúc lâm môn
Mẫu hoa văn ngũ phúc lâm môn trong nhà gỗ cổ là hình tượng 5 con dơi bao quanh chữ phúc. Ý nghĩa của hoa văn này thể hiện mong ước của con người về sự may mắn, an lạc và khát khao muốn bình an, hạnh phúc. Mẫu hoa văn nhà gỗ thường được đục chạm trên bức bàn, thể hiện sự cầu chúc Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh của gia chủ.
Hoa văn đục chạm rồng phượng hóa
Hoa văn đục chạm rồng phượng hóa là họa tiết quen thuộc trên kẻ hiên nhà gỗ cổ truyền. Hình tượng này được đục chạm hoa văn thể hiện sự giàu sang, phú quý cho gia chủ. Đây là hoa văn đục chạm rồng phượng hóa tứ quý và được xem là hoa văn có độ khó với nhiều chi tiết nhỏ, bởi hình tượng 2 con vật này cách điệu bằng các họa tiết hoa, lá. Do vậy, quá trình đục chạm đòi hỏi những người nghệ nhân có kỹ năng đục chạm thuần thục.
Hoa văn bộ tranh tứ quả
Các mẫu hoa văn nhà gỗ cổ được đục chạm trên cửa bức bàn đó là bộ tranh tứ quả bao gồm: Đào, Lê, Thủ, Lựu. Đây là những loại quả đại diện cho bốn mùa trong năm, mang ý nghĩa về sự sung túc, đoàn viên, trường thọ của các thành viên trong gia đình.
- Đào: Quả Đào xuất hiện trong những câu chuyện thần thoại, được coi là vật phẩm quý giá ăn vào sẽ trường thọ. Loại quả này mang ý nghĩa về sức khỏe dẻo dai.
- Lê: Quả Lê đục chạm trên cửa bức bàn, cầu mong con cháu học hành đỗ đạt cao và đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
- Thủ: Thủ hay còn gọi là quả phật thủ có hình dáng giống như tay Phật, loại quả này biểu tượng cho sự che chở của đấng trên cao đối với gia chủ.
- Lựu: Quả Lựu đặc trưng với nhiều hạt, trong tiếng hán từ hạt có cách phát âm giống với từ con. Vậy nên, quả lựu còn là mẫu hoa văn biểu tượng cho sự đông con nhiều cháu.
Những lưu ý về chạm khắc hoa văn nhà gỗ cổ
- Nghệ nhân đục chạm hoa văn nhà gỗ phải là người hiểu được các họa tiết truyền thống, biểu tượng và mẫu hoa văn để có thể tái hiện chúng trong quá trình chạm trổ.
- Các họa tiết đục chạm nhà gỗ cổ truyền yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận. Người thợ chạm phải làm việc một cách tỉ mỉ để tạo ra độ nông sâu vừa phải cho hoa văn. Hoa văn cũng giống như bức tranh, người thợ chạm phải mô tả cho hợp lý, làm cho nó có hồn và lột tả được tinh thần của hoa văn đó.
- Người thợ đục chạm trong nhà gỗ cổ truyền thường phải trải qua một quá trình học tập và rèn luyện tay nghề trong thời gian dài. Họ phải nắm vững kỹ thuật đục chạm, hiểu về vật liệu và công cụ và có khả năng áp dụng kiến thức đó vào việc tạo ra những mẫu hoa văn nhà gỗ tuyệt đẹp.
Như vậy, những mẫu hoa văn nhà gỗ cổ không chỉ đơn giản là những họa tiết trang trí mà còn mang trong mình ý nghĩa sâu sắc về văn hóa, truyền thống và giá trị tinh thần của người dân. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp và sự độc đáo của những ngôi nhà gỗ cổ truyền.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
>Tham khảo những dự án nhà gỗ cổ truyền đẹp