Những thành phần chính trong kết cấu mái nhà kẻ truyền miền Bắc

Kết cấu mái nhà được tạo từ nhiều thành phần khác nhau không chỉ có tác dụng bảo vệ ngôi nhà trước yếu tố thời tiết và ngoại cảnh, mà còn mang lại tính thẩm mỹ. Chúng ta cùng tìm hiểu các thành phần chính trong kết cấu nhà kẻ truyền Bắc Bộ và vai trò đối với sự bền vững của ngôi nhà gỗ trong bài viết sau.

Video nhà gỗ 5 gian truyền thống sân vườn

Xem thêm: Khám phá nét độc đáo trong kiến trúc nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ

Thành phần chính trong kết cấu mái nhà kẻ truyền

Kết cấu của mái nhà gỗ Bắc Bộ
Kết cấu của mái nhà gỗ Bắc Bộ

Mái nhà gỗ là bộ phận chính cấu thành nên ngôi nhà gỗ và được đỡ bằng hệ thống kẻ hiên hoặc bẩy hiên. Kết cấu mái nhà kẻ truyền bao gồm các thành phần chính sau: 

Hoành

Hoành là mái dầm chính có nhiệm vụ nâng đỡ mái được đặt nằm ngang theo chiều dọc và vuông góc với khung nhà. Bộ phận này đặt nằm dàn theo phần mái có vai trò đỡ rui mái và được kê lên qua các lỗ mộng.

Kích thước của hoành sẽ tuỳ theo vào không gian tổng thể của ngôi nhà. Khoảng cách giữa các hoành trong nhà gỗ được tính toán hợp lý. Là bộ phận được sử dụng để nâng đỡ mái và toàn bộ trọng lượng của các vì. Do đó hoành thường được làm từ chất liệu gỗ tốt nhất để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Cấu kiện hoành của nhà gỗ cổ truyền
Cấu kiện hoành của nhà gỗ cổ truyền

Rui

Kết cấu mái nhà gồm có rui là các dầm phụ trung gian được đặt theo chiều dốc mái và vuông góc với hoành. Chiều dài của rui được tính theo mái trước và mái sau. Khoảng cách giữa các rui được làm theo kích thước ngói màn. Trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ thường có 2 lớp rui, một lớp rui thường và lớp rui được đục chữ Thọ đan xen nhau.  

Rui và mè là thành phần trong kết cấu mái nhà gỗ
Rui và mè là thành phần trong kết cấu mái nhà gỗ

Mè là những dầm phụ có kích thước nhỏ được đặt vuông góc với cấu kiện rui và song song với hoành. Khoảng cách giữa các mè rất nhỏ và chỉ đủ để lợp ngói. Giữa những thanh mè có tác dụng liên kết các nhịp cho phần rui của nhà gỗ. 

Gạch màn

Gạch màn là thành phần trong kết cấu mái nhà được làm từ chất liệu đất nung bằng đất sét. Gạch màn được đặt ở trên lớp mè có tác dụng đỡ ngói và tạo độ phẳng cho mái giúp cho việc lợp ngói được dễ dàng hơn. Lợp gạch mái trên mái nhà gỗ còn có công dụng chống thấm dột, chống nóng giúp ngôi nhà mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. 

Gạch màn được đặt trên lớp mè 
Gạch màn được đặt trên lớp mè

Ngói ta nung

Loại ngói được ưa chuộng khi làm mái nhà gỗ cổ truyền là ngói ta nung thủ công, ngói mũi hài hoặc ngói vẩy rồng. Ngói được lợp trực tiếp lên kết cấu mái và có thể kiên cố chắc chắn thêm bằng lớp đất sét.

Ngói lợp mái nhà gỗ thường được làm từ đất sét nung ở nhiệt độ cao với độ chắc chắn tốt. Theo thời gian sử dụng và dưới tác động của yếu tố thời tiết ngói sẽ mọc rêu xanh đẹp mắt và tạo cảm giác cổ kính cho ngôi nhà gỗ.

Mái nhà được lợp bằng ngói ta nung
Mái nhà được lợp bằng ngói ta nung

Hoa văn trang trí mái nhà gỗ Bắc Bộ

Trên kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ thường được trang trí hoa văn đẹp như: 

  • Bờ nóc, bờ chảy, gạch hoa chanh: Được tạo thành các viền ngang dọc tạo ấn tượng cho mái nhà và có tác dụng chống nước mưa thấm vào trong. Gạch hoa chanh tạo hình hoa văn 4 cánh được lợp dưới bờ nóc tạo đường viền tinh tế cho công trình.
  • Đỉnh mái, triện góc, đấu lớn: Mái được đắp vẽ con giống như: chim phượng, con rồng, con kìm… mang tới vẻ đẹp cổ kính, tính thẩm mỹ và ý nghĩa về phong thuỷ cho ngôi nhà.
  • Diềm mái: Là cấu kiện ở vị trí đầu mái hiên nhà gỗ có nhiệm vụ hạn chế mưa hắt vào trong nhà ảnh hưởng tới độ bền của các cấu kiện khác trong ngôi nhà. Trên diềm mái được đục chạm hoa văn cánh sen mang tới vẻ đẹp nhẹ nhàng.
Hoa văn trang trí trên mái nhà gỗ Bắc Bộ
Hoa văn trang trí trên mái nhà gỗ Bắc Bộ

Vai trò của kết cấu mái nhà đối với sự bền vững của nhà gỗ  

Kết cấu mái nhà có vai trò quan trọng đối với tính bền vững của ngôi nhà cả về độ bền, tính thẩm mỹ và về kỹ thuật. Cụ thể:

  • Chịu được tác động từ thời tiết: Mái nhà bảo vệ ngôi nhà trước thời tiết mưa, nắng và ngăn nước thấm vào phần kết cấu gỗ tránh mối mọt phát triển.
  • Đảm bảo tính ổn định kết cấu: Phần mái tạo tính năng cân bằng về lực cho toàn bộ trọng lượng của ngôi nhà.
  • Có tính thẩm mỹ: Trong kết cấu nhà gỗ mái còn là điểm nhấn tôn lên vẻ đẹp tổng thể của công trình, điều đó được thể hiện qua kiến trúc mái cong, mái ngói.
  • Thuận tiện khi bảo trì và sửa chữa: Khi kết cấu mái ổn định sẽ dễ dàng khi thay thế hoặc sửa chữa khi công trình xuống cấp, mà không ảnh hưởng tới các cấu kiện khác của công trình.

Nắm rõ được thành phần và vai trò của kết cấu mái nhà sẽ giúp gia chủ hiểu rõ hơn về kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ. Mọi thắc mắc cần tư vấn làm nhà gỗ truyền thống, vui lòng liên hệ Nhà Gỗ Phúc Lộc qua hotline 0973 812 666 để được đội ngũ kiến trúc sư có kinh nghiệm lâu năm giải đáp cụ thể nhất.   

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

>Tham khảo những dự án nhà gỗ cổ truyền đẹp

Gọi ngay