Gian thờ của nhà gỗ kẻ truyền luôn là nơi trang nghiêm nhất trong ngôi nhà. Đây là không gian giúp chúng ta bày tỏ lòng thành kính của mình đối với tổ tiên và những người đã khuất. Hãy cùng xem gian thờ của nếp nhà này được bố trí như thế nào trong nội dung bài viết sau đây.
Video lắp dựng gian thờ của nhà gỗ
Tìm hiểu đôi nét về gian thờ của nhà gỗ kẻ truyền
Trong ngôi nhà gỗ kẻ truyền sẽ được thi công bằng các kiểu nhà gỗ 3 gian, 5 gian, tùy theo nhu cầu sử dụng. Căn nhà có nét mộc mạc giản dị ở bên ngoài, thế nhưng bên trong lại được bố trí hết sức sang trọng và tỉ mỉ. Ở không gian này thì nổi bật nhất phải kể đến đó là gian thờ gia tiên.
Đây chính là một trong những không gian quan trọng được đặt ở chính giữa gian nhà. Hơn nữa còn được bố trí các phần nội thất chuẩn theo kiến trúc kẻ truyền Bắc Bộ.
>Xem thêm: Không gian nội thất bên trong mẫu nhà thờ gia tiên Bắc Bộ
Phần nội thất của gian thờ nhà gỗ kẻ truyền
Sau đây sẽ là những phần nội thất quen thuộc và phổ biến ở nhà gỗ kẻ truyền.
- Án gian: Hay còn có cái tên gọi khác là bàn thờ, thường được sử dụng bằng gỗ mít, một loại gỗ tâm linh trong làm đồ thờ. Án gian được làm theo nhiều kiểu dáng khác nhau, tùy nhu cầu và gu thẩm mỹ của mỗi gia đình. Án gian được đục chạm các hoa văn đẹp và mang tính nghệ thuật cao.
- Cửa võng thờ nhiều lớp: Đây cũng là một trong những phần nội thất quan trọng. Cửa võng thường sẽ được đục chạm các hoa văn tỉ mỉ như: chim trĩ, hoa hồng, rồng phượng hóa…Cửa võng được giống như một bức rèm mành, che chắn cho không gian thờ tự gia tiên.
- Đại tự, hoành phi câu đối: Ngoài hai phần nội thất trên thì hoành phi câu đối, đại tự cũng là một phần không thể thiếu ở nếp nhà cổ truyền. Hoành phi và đại tự là tấm bảng ngang được treo ở trước nhà gỗ cổ truyền. Đôi câu đối được treo ở hai bên cột nhà gỗ truyền thống. Tất cả đều được sơn thon thếp vàng tạo sự sang trọng trong không gian thờ tự.
- Đôi lục bình: Phần nội thất này cũng thường xuất hiện nhiều ở gian nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ. Lục bình là đại diện cho sự may mắn, tốt lành và tài lộc đến cho cuộc sống. Ngoài ra, còn trang trí cho không gian thờ tự thêm phần cổ kính và đẹp mắt hơn.
Những lưu ý quan trọng khi bố trí gian thờ nhà gỗ kẻ truyền
- Nội thất cần có kích thước cân đối hài hòa với gian nhà. Trong từng các cấu kiện thì kích thước phải phù hợp.
- Nên sử dụng những loại chất liệu gỗ tự nhiên, gỗ tốt có tuổi thọ lâu năm để đảm bảo được theo thời gian.
- Về màu sắc cần phối hợp sao cho hài hòa, không có sự tương phản quá lớn giữa các màu gỗ với nhau.
Một số hình ảnh đẹp về gian thờ nhà gỗ cổ truyền
Đơn vị uy tín chuyên thi công nhà gỗ nhà gỗ kẻ truyền
- Nhà gỗ Phúc Lộc thừa hưởng tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ truyền của làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Đến nay nhà gỗ Phúc Lộc đã thi công rất nhiều công trình nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường và các công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền Bắc Bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước, mời quý vị và các bạn đi thăm quan nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm chúng tôi
- Nhà gỗ Phúc Lộc với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẵn sàng mời bạn thăm quan xưởng và tìm hiểu nghề làm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam.
- Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình. Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà gỗ Phúc Lộc để kế thừa, phát huy tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian có giá trị.
- Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc nằm cách xa trung tâm Hà Nội về phía tây 25km, dưới chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội, nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc lâu đời.
- Nhà gỗ Phúc Lộc có 5 xưởng, sản xuất theo tổ đội. Với các nghệ nhân và đội ngũ thợ có nhiều năm kinh nghiệm làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
- Nhà Gỗ Phúc Lộc luôn chú trọng chất lượng gỗ hàng đầu, để đảm công trình nhà gỗ có tuổi thọ cao.
- Quy trình lọc gỗ và xẻ gỗ của nhà gỗ Phúc Lộc hết sức khắt khe. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nhà gỗ.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền
>Tham khảo những tin tức bổ ích về nhà gỗ Bắc Bộ