Dự án thiết kế đền thờ tại Thái Bình

Thiết kế đền thờ là một việc không hề đơn giản, nó đòi hỏi người thiết kế không chỉ am hiểu về kiến trúc nhà gỗ cổ truyền đơn giản, mà còn cần phải là người có hiểu biết và kiến thức về văn hóa đình chùa cổ Việt Nam.

Không những thế, vì đây là một công trình tâm linh sâu sắc có ý nghĩa quần chúng cao, chính vì vậy để hoàn thành việc thiết kế thì kiến trúc sư không chỉ dựa vào hiểu biết và kiến thức của mình mà còn cần phải lắng nghe những ý kiến cũng như tâm tư nguyện vọng của nhiều người để có thể tạo nên một công trình đền thờ bằng nhà gỗ theo đúng ý nghĩa linh thiêng của nó.

Dự án thiết ế đền thờ tại thái bình  là một quần thể được kết hợp hài hòa, thống nhất của nhà gỗ 3 gian có hậu cung, nhà gỗ 3 gian và nhà chòi lục giác để hóng mát giữa hồ và hồ cá… Tạo nên một khu tâm linh với không gianh thanh tịnh, thoáng đãng vừa làm nơi thờ cúng trang nghiêm vừa có tác dụng giúp thư thái tinh thần cho con người.

Chi tiết thiết kế từng hạng mục của dự án thiết kế đền thờ tại Thái Bình:

Trước cổng chính có một ao sen nhỏ
Trước cổng chính có một ao sen nhỏ
Chòi hóng mát ở có 6 cột 2 mái chồng
Chòi hóng mát ở có 6 cột 2 mái chồng
Cổng phụ được làm mái đao cong
Cổng phụ được làm mái đao cong
Sân được lát gạch đỏ
Sân được lát gạch đỏ
nhà 5 gian 2 chái sử dụng gạch xây không trát
nhà 5 gian 2 chái sử dụng gạch xây không trát
Phía trước cổng có 4 cột đồng trụ
Phía trước cổng có 4 cột đồng trụ
Lối vào cạnh nhà thờ có hồ nhỏ có chòi  hóng mát
Lối vào cạnh nhà thờ có hồ nhỏ có chòi hóng mát
Toàn cảnh nhà thiết kế nhà thờ
Toàn cảnh nhà thiết kế nhà thờ

 

Cổng vào:

Đây là hạng mục đầu tiên được nhìn thấy từ bên ngoài, cổng được làm bằng bốn cột đồng trụ bằng đá xanh với hai cột giữa trung tâm là hai cột lửa to nhất, hai cột 2 kế hai bên hơi nhỏ hơn 1 chút nhưng về cơ bản kết cấu của các cột là tương tự nhau, trên cột được điêu khắc những chữ nho có ý nghĩa tâm linh sâu sắc và hình hoa văn đẹp mắt về bộ tứ linh, tứ quý, trên đầu cột được đắp vẽ hoa văn tượng trưng như hai ngọn đuốc, mang lại sự uy nghiêm cho không gian thờ cúng đậm chất tâm linh này.

Tiến thêm vào bên trong ta bắt gặp nhà gỗ 3 gian có hậu cung, đây là ngôi điện chính được xây dựng với mục đích làm nơi thờ cúng chủ đạo cho toàn bộ quần thể đền  thờ này. Được thiết kế à một ngôi nhà gỗ 3 gian theo phong cách cổ tryền với 2 mái, phần mái trước và mái sau, cùng với khoảng đua ra của hậu cung rộng rãi cũng được bố trí lợp hai mái như một gian phòng nhỏ.

Mái nhà được lợp bằng ngói đỏ, là loại ngói mũi hài hay còn gọi là ngói âm dương được nung thủ công hoặc là ngói nhà máy, với đặc tính ít hấp thu nhiệt và được lợp theo nguyên lý xếp chồng lên nhau theo nguyên tắc nhất định, tạo điều kiện cho không khí lưu thông một cách dễ dàng đem lại cho ngôi nhà không gian thoáng mát và cổ kính.

Bên cạnh đó trên mái nhà cũng được đắp vẽ hoa văn có ý nghĩa linh thiêng là đôi rồng chầu nguyệt, đây là biểu tượng tạo nên sự uy nghiêm cho những nơi thờ cúng như đình, đền, chùa…

Ngôi nhà này cũng được trang bị hai cột đồng trụ, như hai người lính ngày đêm canh giữ ngăn cản tà khí, không cho tà khí xâm nhập vào nội thất bên trong nhà, đảm bảo sự bình yên và thanh tĩnh cho không gian bên trong.

Nhà được kết hợp xây tường gạch không trát xung quanh, trên tường có hệ thống cửa là những ô thoáng mang lại sự lưu thông , thoáng đãng cho không gian bên trong nhà.

trước mặt là hệ thống cửa gỗ,kết hợp với cửa bức bàn với những hoa văn đặc săc được khắc họa đẹp mắt, là những hình Rồng, Phượng … càng tô đậm thêm sự uy nghiêm của công trình đặc sắc này.

Nhà được thiết kế với hậu cung khá rộng, nhằm mục đích tăng thêm diện tích làm gian thờ rộng rãi, thoáng đãng để bố trí làm nơi thờ cúng cho điện thờ chính của công trình.

Đằng sau nhà thờ chính là nhà 5 gian 2 chái, đây cũng là ngôi nhà được thiêt kế cho mục đích thờ cúng, với 2 mái được lựa chọn loai ngói, cách lợp ngói giống như nhà chính. Đem lại sự thống nhất, hài hòa cho quần thể đền thờ.

Bên dưới nhà cũng là hệ thống cửa bức bàn với hoa văn điêu khắc độc đáo là những hoa văn chuyên sử dụng trong đình chùa tạo sự trang nghiêm cho ngôi nhà.

Bên cạnh khuôn viên để xây dựng nhà cửa thì bên cạnh được bố trí hồ cá được trang trí với cầu đá bắc ngang và chòi lục giác được bố trí giữa hồ với mục đích vừa tran trí cho không gian vừa mang lại nơi hóng mát, nghỉ ngơi tạo sự thư thái, thanh tịnh cho tình thần của con người.

Hồ cá có ý nghĩa vừa trang trí vừa làm nhiệm vụ điều hòa không khí, tạo nên sự mát mẻ, tươi mới cho không gian tổng thể của công trình. còn theo phong thủy, đây là chi tiết được coi là nơi giữ lại những vận khí tốt cho toàn bộ khu thờ cúng tâm linh này.

Nhìn vào tổng thể thiết kế của công trình và ta thấy đây là một khu đền thờ được thiết rất tỉ mỉ, công phu và hoành tráng, được kiến tạo nên với cả sự tâm huyết của đội ngũ kiến trúc sư của nhà gỗ Phúc Lộc dựa trên sự tham khảo ý nguyện, tâm tư của nhiều người đã cho ra một khu đền thờ đẹp mắt, đem lại giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc cho con người.

Nếu là người yêu thích phong cách nhà gỗ hoài cổ và đang mong muốn xây dựng một khu tâm linh cho gia đình, dòng họ mình. Hãy liên hệ ngay với Phúc Lộc để được tư vấn cụ thể và kịp thời. Hotline 0973812666 chuyên gia nhà gỗ Kts. Nguyễn Huy Khiêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay