5 mẫu nhà cổ Bắc Bộ mà chúng tôi giới thiệu đến với quý vị ngày hôm này là những kiểu nhà nổi bật và đặc trưng của kiến trúc truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ. Không phải nghiễm nhiên kiến trúc cổ này vẫn có sức sống bền bỉ trước sự thay đổi lớn của xã hội. Sự sống đó đến từ vẻ đẹp sang trọng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và căn nhà còn như những nguồn tài liệu quý để khảo cứu về lịch sử Việt Nam.
Biệt phủ nhà gỗ 5 gian
Sau đây là 5 mẫu nhà cổ Bắc Bộ được nhiều gia đình yêu thích và thi công:
Quần thể nhà cổ Bắc Bộ làm theo lối 5 gian thông hiên
Một quần thể nhà cổ truyền mang đậm dấu ấn xưa. Căn nhà chính được làm theo đúng phong cách nhà cổ Bắc Bộ là kiểu nhà kẻ truyền, tiền kẻ, hậu bẩy, vì đốc chồng rường, vách thuận đố vỏ măng.
Nhà ngang được làm đặt vuông góc với nhà chính, hai khối công trình nối với nhau bằng một hành lang dài có lợp mái che.
Kết cấu và kiến trúc của hai căn nhà đều được làm giống nhau theo kiểu 5 gian thông hiên, tường xây không trát, mái dốc lợp ngói đầu hồi bít đốc.
Sân nhà lát gạch đỏ Bát Tràng, trên sân có bố trí các chậu kiểng tạo thế đẹp mắt.
Mẫu nhà cổ Bắc Bộ có làm 4 mái xung quanh nhà
Đây là một kiểu mái cách tân từ mái đầu đao cổ truyền của dân tộc. Hệ thống mái bao gồm hai mái trước sau, hai mái trái phải liên kết với nhau thành một vòng tròn che lấy khối công trình.
Ngôi nhà cổ Bắc Bộ được làm theo kiểu 5 gian 2 buồng gói với kết cấu 3 thụt 2 thò. 3 gian chính giữa làm thông với nhau tạo thành một không gian sinh hoạt chung rộng rãi nơi tổ chức các hoạt động như: tiếp khách, trò chuyện, nghỉ ngơi, trưng bày đồ vật,…
Ngôi nhà được thiết kế trên một không gian trồng nhiều cây xanh. Trước hiên nhà là hai mảnh vườn xinh xắn. Sau nhà là một khu đất rộng trồng: nhãn, chuối, rau củ,…
>Xem thêm: Cách lựa chọn kích thước nhà lục giác phù hợp cho không gian sân vườn
Ngôi nhà cổ Bắc Bộ có tường đá ong, cổng 4 mái đao cong
Căn nhà cổ Bắc Bộ 5 gian thông hiên được bao quanh bởi bờ tường đá ong cao và màu sắc nổi bật. Tường đá ong từng một thời được coi là biểu tượng của những ngôi nhà cổ truyền Việt Nam. Loại đá này xây tường giúp cho bờ tường rào vô cùng kiên cố, vững chãi. Màu sắc của đá ong cũng rất bắt mắt tạo sự nổi bật cho cả khối công trình.
Phần cổng nhà làm vô cùng bề thế với mái công tạo hình 4 mái đao cong. Đầu mái hết lên trên mang vẻ thanh tao, thoát tục.
Căn nhà 5 gian thông hiên làm rộng rãi đặt cạnh ngôi nhà cao tầng sơn vàng. Các cấu kiện của ngôi nhà cổ Bắc Bộ này còn được tỉ mỉ dát vàng như trên ô tam sơn, chồng rường, kẻ hiên,…
Nhà cổ 3 gian bên cạnh nhà ngang hiện đại
Nhà cổ Bắc Bộ làm cạnh nhà hiện đại đang là một xu hướng được rất nhiều gia chủ quan tâm và làm rất nhiều. Bởi khối công trình mang đến những màu sắc đan cài rất đa dạng. Một bên là kiến trúc cổ truyền, một bên là kiến trúc hiện đại.
Ngôi nhà cổ truyền làm theo kiểu 3 gian. Căn nhà được trang hoàng nội thất đơn giản mà vô cùng tinh tế tạo ra một không gian tiếp khách sang trọng, một không gian thờ tự trang nghiêm và một không gian nghỉ ngơi thư giãn ấm cúng.
Trước hiên nhà là một dải đất nhỏ, gia chủ tận dụng trồng cây. Các loại cây được lựa chọn là loại cây cổ truyền như: cau, mít, vú sữa, trúc quân tử,… Cây cối mang đến màu xanh và sức sống cho khối công trình nhà gỗ.
Nhà cổ 3 gian làm hậu cung phía sau
Mẫu nhà cổ Bắc Bộ có hậu cung đằng sau đặc biệt thích hợp với những khu đất có diện tích nhỏ. Để cơi nới thêm không gian, gia chủ có cho thiết kế phần hậu cung thò ra phía sau ở gian chính giữa căn nhà. Hậu cung sẽ là nơi bày đồ thờ tự của gia đình. Giữ cho không gian thờ tự yên tĩnh, tách biệt và riêng tư.
Trước hiên nhà có có đôi cột đồng trụ. Đây là vật gắn liền với ý nghĩa phong thủy về việc xua đuổi khí xấu trong không gian nhà cổ.
5 mẫu nhà cổ Bắc Bộ trên đây chỉ là một số mẫu điển hình trong sự đa dạng của ngôi nhà cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ. Để làm được những căn nhà như vậy, gia chủ nên lựa chọn những đơn vị thi công nhà gỗ cổ truyền uy tín, giàu kinh nghiệm.
Giới thiệu đơn vị uy tín chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền
- Nhà gỗ Phúc Lộc thừa hưởng tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ truyền. Của làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Đến nay nhà gỗ Phúc Lộc đã thi công rất nhiều công trình. Như nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường. Và các công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền Bắc Bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước. Mời quý vị và các bạn đi thăm quan nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm chúng tôi
- Nhà gỗ Phúc Lộc với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẵn sàng mời bạn thăm quan xưởng. Và tìm hiểu nghề làm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam.
- Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình. Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà gỗ Phúc Lộc. Với mục tiêu kế thừa, phát huy tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian.
- Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc nằm cách xa trung tâm Hà Nội về phía tây 25km. Nằm dưới chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội. Nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc lâu đời.
- Nhà gỗ Phúc Lộc có 5 xưởng, sản xuất theo tổ đội. Với các nghệ nhân và đội ngũ thợ có nhiều năm kinh nghiệm làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
- Nhà Gỗ Phúc Lộc luôn chú trọng chất lượng gỗ hàng đầu. Để đảm công trình nhà gỗ có tuổi thọ cao.
- Quy trình lọc gỗ và xẻ gỗ của nhà gỗ Phúc Lộc hết sức khắt khe. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nhà gỗ.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp